Posts

Showing posts from May, 2013

( Phân tích ) Đoạn trích Trao Duyên

Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du nói riêng, của cả nền văn học Việt Nam nói chung. Như tên gọi, ‘Đoạn Trường Tân Thanh’ là tiếng khóc, tiếng kêu xé lòng của một – những số phận tài hoa mà bạc mệnh dưới chế độ phong kiến hà khắc, bất công. Qua hình ảnh Kiều, Nguyễn Du khắc họa nên sự tài hoa, tinh tế, thông minh, nhưng cũng khắc họa nên một cuộc đời nhiều đau thương, éo le, trớ trêu. Nguyễn Du vừa tạo nên một Kiều sắc sảo, mạnh mẽ, lại vừa vẽ nên một Kiều yếu đuối trước những đau thương, sóng gió. Điều đó thể hiện rõ nét nhất qua đoạn trích Trao Duyên, khi mà Kiều phải trao đi niềm hạnh phúc riêng tư.             Mở đầu cuộc nói chuyện, Kiều không nói ngay vào lý do – điều sẽ khiến người khác phật lòng, khiến người khác nghĩ nàng rất kịch, mà lại tạo không khí. “Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”             Kiều tạo nên một không khí chân thành, trang trọng khi dùng những lời lẽ thiết tha và đầy chân thật. Nàng dùng từ ‘cậy’ chứ không phải ‘nhờ’,

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 4

 Trong nền văn học phương Đông không thiếu những tác phẩm lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa qua hình ảnh người chinh phụ chờ chồng. Đó có thể là tác phẩm Xuân Tứ của Tiên thi Lý Bạch, có thể Binh xa hành của Đỗ Phủ… nhưng có lẽ hiếm có tác phẩm nào sâu sắc và đầy đủ như Chinh phụ ngâm. Đặng Trần Côn có lẽ đã vượt mặt cả những thi nhân nổi tiếng như Lý Bạch, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Lý Thương Ẩn,… trong thể loại này, khi ông không chỉ khắc họa được sự tàn ác, phi lý của chiến tranh phong kiến, mà còn cả sự băn khoăn, day dứt, bối rối giữa cái chữ trung và chữ tình, sự khắc khoải, mỏi mệt trong nỗi chờ mong và những tháng ngày lo lắng cứ mãi kéo dài không có điểm dừng của người phụ nữ cô đơn nơi phòng khuê. “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen”             Như trong Kiều, Nguyễn Du đã từng để Kiều nói câu ‘phận gái chữ tòng’, hay như trong Tân Hôn Biệt có câu ‘Thệ dục tùy quân khứ (1) ’, đã là phận vợ, dù đến chân trời góc bể cũng muốn theo chồng. Nhưng ‘Hìn

Phân tích : Chí khí anh hung of Truyện Kiều

Truyện Kiều xuất sắc không chỉ vì ngôn ngữ nghệ thuật, mà còn vì ý nghĩa nội dung độc đáo, sâu sắc. Nguyễn Du phản ánh một hiện thực xã hội phong kiến đương thời – cái xã hội hủ nát đã vùi dập chính ông – hay vùi dập số phận nàng Kiều và vô vàn những số phận tài hoa khác. Điều ấy khiến Truyện Kiều thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Và khi đưa Từ Hải vào như một nét sáng tạo trong cốt truyện, Nguyễn Du đã làm sáng cái ý chí và hoài bão lớn lao của những bậc anh hùng thời bấy giờ. Hình ảnh nhân vật Từ Hải được thể hiện rõ nét nhất qua đoạn trích Chí khí anh hùng.               Sau nửa năm chung sống, Kiều và Từ Hải có một mái ấm gia đình, đương lúc tình cảm giữa hai người nồng đượm nhất, Từ Hải lại ‘thoắt động lòng bốn phương’. Người đời nói rằng anh hùng chí ở bốn phương, Nguyễn Công Trứ lại có câu ‘Chí làm trai nam bắc đông tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể’. Nam nhi chi chí, đầu đội trời, chân đạp đất, sống là phải làm rạng danh dòng họ, rạng danh gia đình, ‘Lưu thủ đan tâm chiếu hãn t