Posts

Showing posts from November, 2013

Làng Vũ Đại: Từ bát cháo hành… đến niêu cá kho

(Xã hội) - Làng Vũ Đại trong truyện Nam Cao không chỉ có “đặc sản cháo hành” mà còn nhiều nghề hay và sản vật lạ… Xưa, với bát cháo hành, bà Thị Nở dở hơi đã chữa khỏi cơn phong hàn cho ông bét rượu Chí Phèo. Không chỉ vậy, “vị thuốc dân gian” đó còn đánh thức con người lương thiện nguyên bản trong thân xác lưu manh của người đàn ông sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ. Bếp lửa đun bằng củi nhãn cho hương vị thơm ngon Về đất này mới thấy, làng Vũ Đại trong truyện Nam Cao, nguyên mẫu làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam) không chỉ có “đặc sản cháo hành” mà còn nhiều nghề hay và sản vật lạ… Chuối tiến vua và hồng không hạt Chuối, sao làng Đại Hoàng mà mọi người vẫn thích gọi là làng Vũ Đại này chuối nhiều đến thế! Chuối men theo dọc bờ sông Châu Giang, rậm rì và xanh mát mắt. Chuối được trồng đầy trong các vườn nhà. Chuối mọc bên vệ đường, len lỏi cả trong những vườn trồng những giống cây khác. Chắc ngày xưa chuối đã nhiều như vậy nên Nam Cao dành những dòng văn tâ

Phân tích hình ảnh nước mắt của Chí Phèo

Hình ảnh nước mắt của nhân vật Chí Phèo MB: gthiệu nhà văn NAm Cao: nhà văn viết nhiều về đề tàu ng` nông dân trc' cách mạng. Vấn đề nhà văn quan tâm không chỉ là cuộc sống đói khổ của họ mà nhân cách của họ trong hoàn cảnh khốn cùng. GThiệu tác phẩm và nêu vấn đề cần làm rõ: "Chí Phèo" là tp nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, chứa đựg những trăn trở, suy tư về sô" phận con ng`. N/v Chí Phèo đã để lại n` ám ảnh trong tâm trí ng` đọc. H/ả nc' mắt Chí Phèo là một trong n~ chi tiết có ý nghĩa sâu sắc/ TB: Vs Nam Cao, giọt nc' mắt là hiện thân của tình ng`, n~ giọt tính ng` trong trẻo nhất. Nhà văn tưg` quan niệm: "nc' mắt là miếng kính biến hình vũ trụ". Khi nhìn con ng` bằng đôi mắt yêu thương và khi con ng` còn biết yêu thương, thế giới sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. -Phát hiện và miêu tả nc' mắt trên gương mặt Chí Phèo là sự phát hiện và kđịnh bản chất ng` trong kẻ bị coi là quỷ dữ - nỗi kinh hoàng của cả làng Vũ Đại. - trong cuộc đời C

Phân tích hình ảnh bát cháo hành Thị Nở

Chí Phèo  ngạc nhiên ,xúc động khi  Thị Nở  bê  bát cháo hành  sang cho Chí Phèo. Hương vị cháo hạng là hương vị của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà to lớn, có thật lần đầu tiên dành cho hắn. Chí Phèo lại biết khóc, biết cười như một con người. Chí Phèo rưng rưng. Nếu không còn khả năng khóc, Chí Phèo không còn khả năng lương thiện, nghĩa là lương tri đã chết hẳn trong Chí. Sống trong làng Vũ Đại khô héo tình người , giọt nước mắt trong Chí tưởng đã khô cạn. Hoá ra nó chỉ bị vùi lấp. Trong sâu thẳm lòng Chí, nó vẫn còn cháy len lỏi, âm thầm. Chính vì vậy, Chí Phèo hồi hộp được nhận trở lại cái hạnh phúc bằng phẳng của con người lương thiện. Chí Phèo tin Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Nhưng khi Thị Nở đột ngột '' trở mặt'', Chí Phèo ban đầu chưa hiểu vì Chí đang say với nguyện ước làm người. Khi chợt nhận ra, Chí Phèo vơ rượu uống nhưng càng uống càng tỉnh và hắn càng thấm thía nỗi đau thân phận con người, càng thấm thía tội ác đã cướp đi quyền làm người của mình,

Soạn bài - Câu trần thuật

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài CÂU TRẦN THUẬT I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Câu trần thuật là gì? - Câu trần thuật là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày,... về những hiện tượng, những hoạt động, trạng thái, tính chất trong thực tế. - Câu trần thuật là biểu hiện thông thường của một phán đoán. Do đó cuối câu thường có dấu chấm và đây là kiểu câu phổ biến nhất. - Câu trần thuật còn được gọi là câu kể, câu tường thuật. Ví dụ: Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không thành tiếng.        ( Nguyên Hồng ) + Tấm lòng yêu mến, vô tư của bà tôi đối với mọi người đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú, đã truyền sức mạnh cho tôi để đương đầu với sóng gió của cuộc đời.    ( Macxim Gorki ) 2. Đặc điểm hình thức và chức năng Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đ

Soạn bài: Câu cảm thán

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài CÂU CẢM THÁN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thế nào là câu cảm thán? - Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới. Ví dụ: (1) Nhân vẫn gào lên the thé: - Khốn nạn em tôi! Khổ thân em tôi! Em lại làm gì mà khổ thế em ơi! (Chu Văn) (2) Ăn gì to béo đẫy đà làm sao? (Nguyễn Du) (3) Khốn nạn…Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! (Nam Cao) 2. Đặc điểm hình thức và chức năng Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…                                                                               

Soạn bài: Hành động nói

HÀNH ĐỘNG NÓI I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Hành động nói là gì? a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghetiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói:  - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu. Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.         ( Thạch Sanh ) - Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy? - Lí Thông có đạt được mục đích ấy không? Chi tiết nào nói lên điều đó? - Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì? - Nếu hiểu hàng động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí T