Posts

Showing posts from October, 2013

Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập)

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN (LUYỆN TẬP) 1. Trong các đoạn trích sau đây, những phép liên kết câu và liên kết đoạn văn nào đã được sử dụng? a) Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục ) b) Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ ) c) Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một khái niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức

Soạn bài: Con cò

CON CÒ Chế Lan Viên I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn . Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. 2. Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão . Hình tượng con cò trong những câu hát ru đã thể hiện những suy nghĩ sắc sảo và chan chứa cảm xúc của tác giả về tình mẹ và lời ru. 3. Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò . Đó là con cò trong ca dao truyền thống, xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống. 4. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn: - Đoạn 1:

Soạn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Để hiểu thế nào là liên kết, em hãy thực hiện theo các yêu cầu: 1. Đoạn văn sau đây bàn về vấn đề gì? Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3). (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ ) Gợi ý : Đoạn văn bàn về vấn đề người nghệ sĩ phản ánh thực tại trong tác phẩm. 2. Chủ đề của đoạn văn trên có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản? Gợi ý : Chủ đề chung của văn bản là tiếng nói của văn nghệ . Chủ đề của đoạn văn trên nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, là một phần tạo nên chủ đề chung. 3. Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Các câu đã được sắp xếp theo trình tự như thế nào? Gợi ý : - Nội dun

Soạn bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten

CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA-PHÔNG-TEN H. Ten I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Ngụ ngôn vốn là một thể loại văn học dân gian, thường dựng chuyện về loài vật để nói về con người. Các câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, chính vì vậy mà một số nhà văn cũng thường sáng tác theo thể loại này, tiêu biểu như E-dốp, La-phông-ten... 2. Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông , in năm 1853. 3. Văn bản có bố cục hai phần: - Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten. - Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten. Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ La-phông-ten,

Soạn bài: Nghị luận về một về vấn đề tư tưởng, đạo lý

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Thực hiện các yêu cầu sau đây để hiểu thế nào là một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí . 1. Đọc văn bản sau và cho biết nó bàn về vấn đề gì. TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy. Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10 000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la

Hướng dẫn tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo (lớp 6)

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 –  VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO (Làm tại lớp) I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO Đề 1: Em hãy tả lại quang cảnh một phiên chợ nơi em ở. Đề 2: Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. Đề 3: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình. Đề 4: Hãy tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát, đã đọc trong sách hoặc nghe kể lại. II. GỢI Ý DÀN BÀI Đề 1 : A. Mở bài. - Em định tả một phiên chợ ở đô thị, ở đồng bằng, vùng núi hay vùng biển? - Chợ quê em có đặc điểm gì nổi bật nhất? B. Thân bài. - Tả lần lượt theo trình tự thời gian. + Lúc chợ chưa họp (Quang cảnh như thế nào? Các lều chợ ra sao? Dấu hiệu còn lại của buổi chợ hôm trước?). + Chợ bắt đầu họp (mọi người đổ về chợ đông như thế nào? Các hàng quán bắt đầu bày bán ra sao? Không khí lúc này thay đổi thế nào,…). + Lúc ta chợ (không khí, sự bừa bộn,…). - Đặc điểm riêng (nếu có) ở kh