Posts

Showing posts from September, 2013

Soạn bài: Hai chữ nước nhà

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài HAI CHỮ NƯỚC NHÀ (Trích - Trần Tuấn Khải) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về tác giả: Trần Tuấn Khải (1895-1983) bút hiệu á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ lòng yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình. Tác phẩm chính của Trần Tuấn Khải bao gồm các tập thơ: Duyên nợ phù sinh I, II; Bút quan hoài I, II; Với sơn hà I, II... 2. Về thể loại: Song thất lục bát là thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý của Việt Nam. Đơn vị cơ bản là một khổ thơ gồm hai câu bảy chữ và hai câu sáu tám tiếp theo. Nếu mở đầu bằng hai câu sáu tám trước thì gọi là lục bát gián thất . Trừ điểm sai biệt rất nhỏ này, lục bát gián thất hoàn toàn thống nhất với song thất lục bát về cội nguồn cũng như cách luật. Song thất lục bát , do đó, có thể được xem là một thuật ngữ chung. Song thất lục bát được hình thành trên cơ sở tổ hợp thể thơ lục bát nhưn

Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA PHẦN TIẾNG VIỆT I. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Từ vựng a. Cấp độ khái quát của từ ngữ và trường từ vựng - Cấp độ khái quát của từ ngữ. + Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác. + Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. + Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng với những từ ngữ này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. Ví dụ: Từ "Thầy thuốc' có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của từ bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý, nhưng có nghĩa hẹp hơn so với "người". - Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét nghĩa chung. Ví dụ: Trường từ vựng chỉ gia cầm: gà, ngan, ngỗng, vịt… b. Từ tượng hình và từ tượng thanh - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: lòng khòng, ngất ngưởng, ngoằn ngoèo, tha thướt… - Từ

Soạn bài: Muốn làm thằng cuội

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài MUỐN LÀM THẰNG CUỘI (Tản Đà) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Về tác giả: Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông chuyển sang sáng tác văn chương và sớm nổi tiếng, nhất là những năm 20 của thế kỉ XX. Tác phẩm chính của Tản Đà: Khối tình con I, II (thơ), Giấc mộng con I (tiểu thuyết), Thề non nước (tiểu thuyết), Giấc mộng con II (du kí), Giấc mộng lớn (tự truyện), ... 2. Về tác phẩm: a) Bài thơ Muốn làm thằng Cuội được viết theo thể thất ngôn bát cú - một thể thơ thường được sử dụng để thể hiện những nội dung trang trọng. Tuy nhiên, giọng điệu ngông nghênh và tư tưởng bất đắc dĩ của tác giả lại trái ngược với tính chất của thể thơ này. b) Nhan đề của bài thơ đã cho thấy giọng điệu ngông nghênh, bất đắc chí của nhà thơ: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần gi

Soạn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Từ quan sát, nghe - đọc đến mô tả, thuyết minh về một thể loại văn học Cho đề bài: Thuyết minh đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú. a) Quan sát, nghe - đọc - Em đã được đọc những bài thơ nào thuộc loại thất ngôn bát cú? Đọc kĩ hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn theo định hướng sau: - Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ (tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có thể thay đổi được không? - Những tiếng nào được gọi là bằng (kí hiệu là B), tiếng nào được gọi là trắc (kí hiệu là T)? Hãy ghi kí hiệu B hoặc T cho từng tiếng trong bài thơ đó, ví dụ: Bài Đập đá ở Côn Lôn : Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn (B - B - T - T - T - B - B) Lừng lẫy làm cho lở núi non. (B - T - B - B - T - T - B) Xách búa đánh tan năm bảy đống, (T - T - T - B - B - T - T) Ra tay đập bể mấy trăm hòn. (B - B - T - T - T - B - B) Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, (T - B - B - T - B - B - T

Soạn bài: Ôn luyện về dấu câu

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tổng kết dấu câu Từ lớp 6 đến lớp 8, các em được học 10 loại dấu câu. Mỗi loại dấu câu có một công dụng riêng, cụ thể như sau: a. Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuật Ví dụ: ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá. b. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn Ví dụ: - Có đồng nào, cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn? (Nam Cao) c. Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc . Khi đọc phải ngừng ngắt và có thể lên giọng, xuống giọng tuỳ theo từng hoàn cảnh. Ví dụ: Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. (Nam Cao) d. Dấu phẩy được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói. Ví dụ: Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai con mắt long sòng sọc. (Nam Cao) e. Dấu chấm phẩu dùng để đánh dấu các bộ phậ